Top 9 cách chống thấm chân tường hiệu quả nhất

chống thấm chân tường

Chống thấm chân tường là một trong những vấn đề quan trọng mà khi xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa bạn cần phải lưu ý nếu không muốn có một bức tường luôn ẩm mốc, bong tróc trong ngôi nhà của bạn.Và việc lựa chọn phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. 

Chống Thấm AZ sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề tường bị thấm nước trong ngồi nhà của bạn với 9 cách chống thấm chân tường đơn giản, hiệu quả. Cùng khám phá ngay qua bài viết này để giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn!

Dấu hiệu chân tường bị thấm là gì?

Tình trạng thấm chân tường là vấn đề phổ biến tại nhiều công trình xây dựng hiện nay, khi nước và hơi ẩm bị hút từ nền lên theo nguyên lý “bấc thấm đèn dầu”. Hơi ẩm tích tụ lâu ngày không chỉ làm bong tróc sơn tường mà còn gây ẩm mốc, mục nát, làm suy giảm tuổi thọ kết cấu tường. Đặc biệt, ở những bức tường thấm lâu ngày, nước và hơi ẩm có thể lan lên cao 1 – 2 mét, kéo theo các muối khoáng như clorua, sunfat, ăn mòn và phá hủy kết cấu tường, dẫn đến mục vữa nghiêm trọng.

Khi tường xuất hiện dấu hiệu thấm, bạn có thể dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện:

  • Chân tường có các vùng sậm màu do nước thấm.
  • Trên tường xuất hiện vết nứt chân chim, rộng 1.5-2mm, với miệng nứt có rêu mốc hoặc ố vàng.
  • Bề mặt tường có rong rêu, nấm mốc màu đen hoặc sậm màu.
  • Nước mưa chảy theo vách tường đứng, xuyên qua các bề mặt tường không phẳng, gây thấm vào bên trong.

Nếu gặp những hiện tượng trên, cần xử lý chống thấm ngay để tránh ảnh hưởng đến kết cấu công trình và giảm thiểu chi phí sửa chữa sau này. Đừng để việc thấm tường kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho ngôi nhà của bạn.

Ảnh chân tường bị nức do thấm nước lâu ngày
Ảnh chân tường bị nức do thấm nước lâu ngày

Nguyên nhân chân tường bị thấm

Chân tường bị thấm là tình trạng thường gặp ở nhiều công trình xây dựng, đặc biệt ở những khu vực có độ ẩm cao hoặc mưa nhiều. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến nước thấm qua tường:

Không có giằng bê tông chống thấm chân tường

Nguyên nhân đầu tiên là do tường tầng 1 không có giằng bê tông chống thấm. Đây là vấn đề thường gặp ở các công trình nhà tập thể hoặc nhà cũ xây từ 30-40 năm trước, khi các công trình này chỉ sử dụng kết cấu tường chịu lực. Việc thiếu giằng bê tông khiến tường dễ bị thấm ẩm, mục nát, thậm chí phá hủy kết cấu tường, làm cho việc sửa chữa trở nên khó khăn hơn. 

Ngoài ra, việc ốp gạch kín chân tường hoặc toàn bộ nhà càng làm tình trạng thấm ẩm trở nên nghiêm trọng, vì hơi ẩm không thể thoát ra. Trong một số trường hợp, vữa bị thấm kéo theo muối làm mục tường, gây bong tróc mảng gạch lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Ảnh không có giằng bê tông chống thấm chân tường
Ảnh không có giằng bê tông chống thấm chân tường

Nền nhà cao hơn giằng chống thấm chân tường

Lỗi này xảy ra ở cả công trình mới và cũ, khi nền nhà được xây cao hơn hoặc bằng với giằng chống thấm. Điều này làm mất tác dụng của giằng chống thấm, khiến nước dễ dàng thấm lên tường từ nền nhà. Nguyên nhân thường đến từ tính toán sai cốt nền, xây giật cấp, hoặc thi công ẩu. Hậu quả là chân tường bị bong tróc, nấm mốc, ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ lẫn độ bền của công trình.

Ảnh nền nhà cao hơn giằng chống thấm chân tường
Ảnh nền nhà cao hơn giằng chống thấm chân tường

Nước thấm từ nhà vệ sinh lan ra chân tường

Nước thấm từ nhà vệ sinh lan ra các khu vực lân cận thường xảy ra phổ biến tại các căn hộ chung cư, nơi mà tường các phòng thường chung trên một mặt sàn. Nước từ nhà vệ sinh thấm qua sàn, lan sang các bức tường ngăn phòng hoặc hành lang. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng chân tường bị thấm ẩm, bong tróc sơn, và xuất hiện loang lổ, gây mất mỹ quan nghiêm trọng.

Ảnh nước thấm từ nhà vệ sinh lan ra chân tường
Ảnh nước thấm từ nhà vệ sinh lan ra chân tường

Đặc tính vật liệu xây dựng dễ hấp thụ nước

Được biết những công trình hay ngôi nhà xây tường xây từ gạch, vữa hoặc xi măng thì khá bền chắc, tuy nhiên lại thiếu khả năng chống thấm khi không được xử lý kỹ lưỡng. Những vật liệu này dễ hút nước qua các mao mạch nhỏ, đặc biệt tại những khu vực có độ ẩm cao, mưa nhiều hoặc gần nguồn nước. Theo thời gian, nước thấm vào chân tường sẽ đọng lại, gây hiện tượng rong rêu, nấm mốc hoặc mục ruỗng tường.

Ảnh đặc tính vật liệu xây dựng dễ hấp thụ nước
Ảnh đặc tính vật liệu xây dựng dễ hấp thụ nước

Thiếu biện pháp chống thấm ngay từ đầu

Việc bỏ qua công đoạn chống thấm chân tường khi thi công là lỗi thường gặp, đặc biệt do tiết kiệm chi phí hoặc thiếu hiểu biết của gia chủ. Điều này khiến nước dễ dàng xâm nhập qua các lớp vữa, gạch, làm giảm độ bền của công trình. Hậu quả là chỉ sau vài năm, công trình đã xuất hiện các vết thấm, nứt nẻ hoặc xuống cấp nghiêm trọng.

Ảnh thiếu biện pháp chống thấm ngay từ đầu
Ảnh thiếu biện pháp chống thấm ngay từ đầu

Tác hại của việc chân tường bị thấm

Chân tường bị thấm gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho công trình và sức khỏe của người sử dụng. Dưới đây là những tác hại chính mà hiện tượng này có thể gây ra:

  • Hư hỏng kết cấu công trình: Nước thấm vào tường sẽ làm suy yếu kết cấu của ngôi nhà, gây giảm độ bền và tuổi thọ của công trình. Việc sửa chữa thấm dột có thể tốn kém và phức tạp.
  • Tạo điều kiện cho nấm mốc và rong rêu phát triển: Thấm nước tạo môi trường ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc, rong rêu phát triển. Với tính trạng này diễn ra lâu ngày không chỉ làm giảm thẩm mỹ công trình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh về hô hấp và da liễu.
  • Giảm thẩm mỹ công trình: Bề mặt tường bị loang lổ, mốc đen hoặc mọc rêu xanh sẽ làm ngôi nhà trở nên xấu xí, mất đi vẻ đẹp ban đầu, làm giảm giá trị thẩm mỹ của không gian sống.
  • Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ: Thấm nước còn có thể gây hư hỏng các hệ thống điện, dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, nước cũng có thể làm hư hỏng các thiết bị điện tử, đồ nội thất trong gia đình, gây thiệt hại về tài sản.
Không chấm thấm chân tường hậu quả gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà
Không chấm thấm chân tường hậu quả gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà

Bảng báo giá dịch vụ chống thấm chân tường tại Chống Thấm AZ

Bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả để khắc phục tường bị thấm nước? Tại Chống Thấm AZ, chúng tôi cung cấp dịch vụ chống thấm chân tường chuyên nghiệp với giá cả hợp lý. Dưới đây là bảng báo giá để bạn dễ dàng lựa chọn.

STT Nội dung thi công Đơn giá vật tư (VNĐ) Đơn giá nhân công (VNĐ) Tổng cộng (VNĐ) Đơn vị tính
1 Dịch vụ chống thấm khe nứt trên sàn mái bê tông 56.000 70.000 126.000
2 Dịch vụ chống thấm cho  tường nhà, trần nhà, sàn nhà và ban công 63.000 42.000 105.000
3 Dịch vụ chống thấm chân tường, chống thấm nhà bếp, nhà vệ sinh, bể chứa nước, các đường ống nước,… 133.000 126.000 259.000

Lưu ý: Bảng báo giá trên đây của Chống Thấm AZ chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác và lựa chọn dịch vụ chống thấm chân tường tối ưu nhất cho công trình của bạn, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0338431505 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

Top 9 cách chống thấm chân tường hiệu quả nhất hiện nay tại Chống Thấm AZ

Dưới đây là 9 cách chống thấm chân tường hiệu quả nhất hiện nay có tại Chống Thấm AZ, hãy cùng khám phá và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho công trình của bạn:

1. Sử dụng phương pháp ốp gạch để chống thấm chân tường

Ốp gạch chân tường không chỉ đóng vai trò bảo vệ tường khỏi tác động của nước mà còn giúp cải thiện thẩm mỹ cho không gian sống. Phương pháp này được ưu tiên áp dụng tại các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như phòng tắm, nhà bếp, hoặc các bức tường ngoài trời chịu ảnh hưởng của thời tiết. Loại gạch sử dụng thường có khả năng chống nước cao, chống bám bẩn và dễ vệ sinh, đảm bảo bề mặt luôn sạch sẽ và khô ráo.

Ưu điểm nổi bật:

  • Khả năng chống thấm ưu việt, đặc biệt phù hợp với những khu vực chịu nước thường xuyên.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho tường nhờ đa dạng màu sắc và hoa văn của gạch ốp.
  • Dễ dàng lau chùi, vệ sinh, giữ cho bề mặt luôn sáng bóng.
  • Độ bền cao, ít phải bảo dưỡng.
Ảnh sử dụng phương pháp ốp gạch để chống thấm chân tường
Ảnh sử dụng phương pháp ốp gạch để chống thấm chân tường

2. Chống thấm bằng keo PU Foan

Keo PU Foan (Polyurethane Foam) có khả năng thẩm thấu vào các vết nứt, lỗ hổng trên tường và nở ra khi tiếp xúc với nước. Nó tạo thành một lớp màng chống thấm, bảo vệ các điểm yếu trên bề mặt tường. Keo PU Foan thường được sử dụng để xử lý các khu vực rò rỉ hoặc thấm nước trên các kết cấu bê tông, cũng như cho các công trình thi công chống thấm ngược.

Ưu điểm nổi bật:

  • Khả năng thẩm thấu tốt, đặc biệt hiệu quả với các khe nứt nhỏ.
  • Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, độ bền cao.
  • Dễ thi công, phù hợp cho cả các vị trí khó tiếp cận.
  • Khả năng chống thấm và cách nhiệt hiệu quả.
Chống thấm chân tường hiệu quả bằng keo PU Foan
Chống thấm chân tường hiệu quả bằng keo PU Foan

3. Sử dụng giấy dán tường chống thấm

Giấy dán tường chống thấm là giải pháp nhanh gọn và chi phí thấp, thường sử dụng cho các công trình tạm hoặc có yêu cầu thẩm mỹ không quá cao như nhà trọ, ký túc xá, cửa hàng cho thuê,…. Loại giấy này có khả năng chống thấm nước nhẹ, ngăn ẩm mốc trong thời gian ngắn. Giấy thường được làm từ vật liệu chống nước và dễ dán lên bề mặt tường.

Ưu điểm nổi bật:

  • Giá thành rẻ, dễ thay thế và lắp đặt nhanh chóng.
  • Đa dạng về mẫu mã, phù hợp với nhiều phong cách nội thất.
  • Thích hợp cho các công trình tạm thời hoặc các khu vực không chịu nước trực tiếp.
Ảnh sử dụng giấy dán tường chống thấm
Ảnh sử dụng giấy dán tường chống thấm

4. Chống thấm bằng lưới Polyester

Lưới gia cố Polyester được sản xuất từ 100% Polyester nóng chảy, có thể chịu được độ căng tốt và không xếp theo một chiều nhất định. Nó được đóng gói dưới dạng cuộn với các kích thước thông dụng như 10cm, 15cm, và 20cm, giúp người sử dụng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.

Lưới Polyester có thể kết hợp với các lớp chống thấm như keo hoặc sơn để gia cố độ bền cho bề mặt tường. Phương pháp này tạo ra một lớp màng bảo vệ vững chắc, giúp tường chịu được các tác động từ nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt.

Ưu điểm nổi bật:

  • Khả năng chịu nhiệt cao và bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt.
  • Gia tăng độ bền, giảm nguy cơ nứt gãy và thấm nước.
  • Hiệu quả khi kết hợp với các lớp vật liệu chống thấm khác.
Xử lý chống thấm chân tường bằng lưới Polyester
Xử lý chống thấm chân tường bằng lưới Polyester

5. Sơn chống thấm chuyên dụng

Sơn chống thấm là một giải pháp phổ biến và hiệu quả để chống thấm chân tường khỏi ẩm mốc và nước xâm nhập. Các loại sơn chống thấm này không chỉ tạo ra một lớp màng ngăn nước mà còn giúp bảo vệ bề mặt tường khỏi sự phát triển của nấm mốc và chịu được các yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm sơn chống thấm chất lượng như Koval, Dulux, Sika, giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho việc quét chống thấm cho bề mặt chân tường trong nhà, đảm bảo độ bền và hiệu quả chống thấm lâu dài.

Ưu điểm nổi bật:

  • Dễ dàng thi công, phù hợp với mọi bề mặt.
  • Tạo màng chống thấm hiệu quả và bảo vệ tường khỏi tác nhân bên ngoài.
  • Tính thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc lựa chọn.
Sử dụng sơn chống thấm để chống thấm chân tường
Sử dụng sơn chống thấm để chống thấm chân tường

6. Chống thấm bằng dung dịch Water Seal DPC

Water Seal DPC là một chất chống thấm chuyên dụng dưới dạng tinh thể gel, có khả năng thẩm thấu sâu vào các lớp bê tông và gạch khi được quét lên bề mặt chân tường. Nguyên lý hoạt động của nó là thẩm thấu vào tường, tạo thành một lớp màng bảo vệ, bịt kín các lỗ rỗng và mao mạch, ngăn chặn sự xâm nhập của nước và hơi ẩm. 

Ưu điểm nổi bật:

  • Thẩm thấu sâu, ngăn nước từ bên trong.
  • Hiệu quả trong việc xử lý thấm dột ở các khu vực chân tường.
  • Không ảnh hưởng đến thẩm mỹ bề mặt tường.
Chống thấm với dung dịch Water Seal DPC
Chống thấm với dung dịch Water Seal DPC

7. Tạo dầm cách ẩm

Phương pháp tạo dầm cách ẩm là một kỹ thuật hiệu quả trong việc ngăn chặn nước từ nền đất thấm lên tường, đặc biệt phù hợp với các công trình mới xây hoặc những khu vực có nền đất yếu. Quá trình thi công bao gồm việc tạo ra một lớp đầm bê tông hoặc vật liệu chống nước dưới chân tường. Thợ thi công sẽ sử dụng khoan, đục, hoặc máy cắt để tạo một rãnh quanh chân tường, sau đó đổ đầy vữa tự chảy AC Grout hoặc Sika vào rãnh đã chuẩn bị. 

Ưu điểm nổi bật:

  • Giúp ngăn nước thấm từ nền đất, bảo vệ công trình khỏi các vấn đề thấm ẩm
  • Giải pháp lâu dài, bền vững, thích hợp cho các công trình mới xây.
Phương pháp tạo đầm cách ẩm để chống thấm chân tường
Phương pháp tạo đầm cách ẩm để chống thấm chân tường

8. Chống thấm bằng vữa trộn xi măng

Sử dụng hỗn hợp vữa trộn xi măng là một giải pháp kinh tế, phổ biến trong việc xử lý các vết nứt và thấm nước, đặc biệt là cho các công trình như nhà ống hoặc nhà cấp 4 ở nông thôn. Với khả năng liên kết tốt, vữa xi măng khi thi công lên bề mặt tường tạo thành một lớp màng chống thấm chân tường khá chắc chắn.

Tuy nhiên, mặc dù đây là phương pháp đơn giản và tiết kiệm, hiệu quả chống thấm của vữa xi măng không phải là tuyệt đối. Nước vẫn có thể thẩm thấu qua các mao mạch nhỏ, gây ra hiện tượng thấm ngược, ảnh hưởng đến kết cấu và độ bền của công trình.

Ưu điểm nổi bật:

  • Chi phí thấp, dễ thi công.
  • Tạo lớp chống thấm bền chắc, chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Chống thấm bằng hỗn hợp vữa trộn xi măng
Chống thấm bằng hỗn hợp vữa trộn xi măng

9. Phương pháp chống thấm ngược

Phương pháp chống thấm ngược là kỹ thuật xử lý thấm từ bên trong khi không thể can thiệp từ phía ngoài. Không cần đục phá lớp vữa, phương pháp này sử dụng các loại vật liệu chống thấm để ngăn nước từ ngoài xâm nhập vào.

Ưu điểm nổi bật:

  • Không cần phá vỡ kết cấu tường hiện có.
  • Dễ thi công và tiết kiệm chi phí cải tạo.

Cách thức tiến hành thi công chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC và Fosroc TGP như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công. Đảm bảo bề mặt không có bụi bẩn, sơn bong tróc hay vết bẩn khác để vật liệu chống thấm phát huy hiệu quả tối đa.
  • Bước 2: Dùng bình phun mini hoặc máy bơm để làm ẩm bề mặt. Sau đó, chờ một khoảng thời gian để bề mặt khô vừa đủ, không quá ẩm ướt.
  • Bước 3: Trộn đều hai loại vật liệu Water Seal DPC và Fosroc TGP theo tỉ lệ 1:3. Đảm bảo hỗn hợp được trộn đều để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa trộn quét lần lượt 2 hoặc 3 lớp chống thấm lên bề mặt chân tường. Giữa mỗi lần quét, bạn cần chờ khoảng 2-4 tiếng để lớp trước khô hẳn.
  • Bước 5: Khi lớp chống thấm cuối cùng khô, phủ thêm một lớp sơn chống thấm lên bề mặt để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC và Fosroc TGP
Chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC và Fosroc TGP

Chống Thấm AZ đơn vị chống thấm chân tường hàng đầu

Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực chống thấm chân tường, mang đến những giải pháp tối ưu cho công trình của bạn. So với các đơn vị khác, Chống Thấm AZ có những thế mạnh nổi bật:

  • Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và tay nghề cao, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Chúng tôi cam kết cung cấp chất lượng chống thấm lâu dài, với chế độ bảo hành dài hạn cho mọi công trình.
  • Chống Thấm AZ luôn sử dụng các loại vật liệu chống thấm chính hãng, đảm bảo hiệu quả và an toàn, nói không với vật liệu kém chất lượng.
  • Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chống thấm đa dạng, từ chống thấm tổng thể công trình, sân thượng, nhà vệ sinh, đến hồ cá…
  • Quy trình làm việc của chúng tôi bao gồm các bước: khảo sát công trình – báo giá – thi công – nghiệm thu – thanh toán chi phí, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và đảm bảo tiến độ.
  • Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chống thấm với mức giá cạnh tranh, hợp lý nhất trên thị trường.

Hãy liên hệ ngay cho Chống Thấm AZ:

  • Website: https://chongthamaz.vn/
  • Hotline: 0338431505

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *